Trì giới
Như vậy người đã ly dục ly ác pháp là người đã sống trong trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Người đã sống được trong trong trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự là người tâm Bất Động trước các ác pháp và các cảm thọ.
Người có tâm bất động hoàn toàn không bị các ác pháp tác động thì nhập được Sơ Thiền, một loại thiền trong Tứ Thánh Định của Phật Giáo dễ dàng. Cho nên, Phật giáo lấy giới luật tu tập mà thành thiền định.
Phạm giới, bẻ vụn giới, dù ngồi thiền năm bảy ngày, một tháng hai tháng... vẫn là thiền tưởng mà thôi. Người có tâm Bất Động trước các ác pháp và các cảm thọ là người có đạo đức nhân bản, người có đạo đức nhân bản là người không làm khổ mình, khổ người.
Người không làm khổ mình, khổ người là người giải thoát của đạo Phật. Người giải thoát của đạo Phật là người có tri kiến giải thoát. Người trì giới là người có trí tuệ và đức hạnh, là người có tâm thanh tịnh giải thoát.
Người trì giới là người tu sĩ chân chánh của đạo Phật.
Gợi ý
-
Trí tuệ Tam Minh
là trí tuệ hiểu biết, siêu không gian và thời gian.
-
Trí tuệ thế gian
là sự hiểu biết và tư duy suy nghĩ một điều gì mà do lòng ham muốn và nghiệp tham, sân, si thúc đẩy. Tri kiến giải thoát không phải ngoài trí tuệ thế gian. Nếu tâm chưa ly dục ly ác pháp thì tri kiến đó là tri kiến...
-
Trí tuệ thiện
là sự hiểu biết về thiện pháp, trí tuệ không làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sanh; trí tuệ thiện là tâm ly dục ly ác pháp, là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.Trí tuệ...
-
Trí tuệ tri kiến giải thoát
Muốn có trí tuệ tri kiến giải thoát, người mới tu phải bắt đầu học hiểu đạo đức nhân quả, Tứ Diệu Đế, Thân Ngũ Uẩn, Thập Nhị Nhân Duyên... nói chung là phải nghiên cứu tạng kinh Pali cho thông suốt.
-
Trí tuệ vô học
là ý thức hiểu biết không cần vay mượn những sự hiểu biết của người khác như học tập trong sách vở, kinh tạng, v.v… Trí tuệ vô học chính là tri kiến của ý thức, nó bị hạn cuộc trong không gian và thời gian nên sự hiểu biết...
-
Trí tuệ vô lậu
là trí tuệ của bậc đã chứng quả A La Hán, gọi tắt là trí tuệ A La Hán.
-
Trí tuệ vô sư
là trí tuệ vô học không có thầy dạy mà do tự mình hiểu biết trong thiền định ức chế tâm mà có, là trí tuệ tưởng thiếu chân thật và chính xác, thường đưa dắt con người vào thế giới ảo tưởng. Kinh sách Đại Thừa và những công...
-
Trí về hoại pháp, trí về ly tham pháp, trí về diệt pháp
khi nào có trí về trú pháp, chỗ ấy cũng có trí về tận pháp, hoại pháp, ly tham pháp và diệt pháp.
-
Trí về trú pháp
Trí biết rằng già chết do duyên sanh. Trí biết rằng không có sanh thì không có già chết. Trí biết rằng trong quá khứ già chết cũng do duyên sanh. Trí biết rằng không có sanh thì không có già chết. Trí biết rằng trong tương lai già chết...
-
Trí vô hạn
hiểu biết thế giới siêu hình, không gian và thời gian không còn hạn cuộc. Trí vô hạn tức là trí tuệ Tam Minh của nhà Phật. Muốn có trí vô hạn, phải tu tập, trau dồi thân tâm và xa lìa vật chất dục lạc thế gian, tránh xa...
-
Triển khai tri kiến giải thoát
là tu tập, là huân tập sự hiểu biết giải thoát, nhờ vậy chúng ta ly tham, sân, si, mạn, nghi.
-
Triển khai tư tuệ trong ý hành niệm, khẩu hành niệm, thân hành niệm
để ly dục, ly ác pháp, để tu luyện tập đức nhẫn nhục.
-
Triết học hiện sinh
quan niệm cuộc sống con người chỉ có hiện tại và chết là hết, nên cho rằng: “Sống là để hưởng thụ”, khuyến khích thanh niên nam nữ lăn xả vào cuộc sống hiện sinh “xả láng” cuộc đời để hưởng thụ nhục dục cho thỏa mãn.Nhưng tâm tham dục...
-
Tri kiến
sự hiểu biết bằng ý thức. Nhờ có ý thức, ta mới dùng pháp Như Lý Tác Ý, nhờ pháp môn như lý tác ý mà lậu hoặc mới được đoạn diệt. Tri kiến có hai mặt: 1/ Tà tri kiến, tức là tri kiến ác. 2/ Chánh tri kiến,...
-
Tri kiến “luật nhân quả thiện ác”
để ngăn ác, diệt ác pháp, khởi thiện, tăng trưởng thiện pháp. Nên tâm ly, dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền. Tâm ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền là tâm đã thanh tịnh, tức là tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật tức là tâm đã...
-
Tri kiến duyên “sanh”
sanh tức là các pháp, tri kiến tức là biết rõ, nghĩa là biết rõ các pháp “Vô thường, khổ, không, vô ngã”, biết rõ các pháp như vậy, đồng thời dùng sức tỉnh thức để không bị lôi cuốn, chìm đắm, dính mắc trong các pháp.Do đó mới gọi...
-
Tri kiến giải thoát
(hay trí tuệ giải thoát, hay tri kiến thanh tịnh) là sự tư duy, suy nghĩ đi ngược lại với lòng ham muốn và nghiệp tham, sân, si. Tâm đã ly dục ly ác thì tri kiến ly dục ly ác pháp đó là tri kiến giải thoát.Tri kiến giải...
-
Tri kiến giải thoát tận đỉnh
là tâm bất động, tức là Bất Động Tâm Định.
-
Tri kiến giải thoát thứ ba
Tri kiến về Dục Tầm, Sân Tầm, Hại Tầm, tâm niệm ham muốn, lòng ham muốn, về lòng sân giận, về những ý suy nghĩ làm khổ mình, khổ người. Đây là tri kiến giải thoát thứ ba. Đức Phật dạy: “Chư tỳ-kheo, thế nào là tỳ-kheo không trừ bỏ...
-
Tri kiến giải thoát thứ bảy
Tri kiến giải thoát thứ bảy là tri kiến thông suốt pháp và luật của Đức Phật. Đức Phật dạy: “Và chư tỳ-kheo, thế nào là tỳ-kheo không biết rõ chỗ nước uống? Ở đây, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo, trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được...